Cotton và Polyester (PE) đang là những chất liệu phổ biến nhất trên thị trường may mặc hiện nay. Song, bạn có biết có một loại vải đang lăm le xâm chiếm “ngai vàng” của 2 loại vải này không? Đó chính là vải Viscose. Vậy, “Kẻ kế vị” này có gì đặc biệt mà có thể “soán ngôi” 2 ông hoàng vải vóc hiện nay? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé !
Vải Viscose là vải gì ?
Vải Viscose còn được biết đến với tên gọi Rayon, là một chất liệu được làm từ chất xơ của sợi cellulose được tái sinh ở các loại cây như: đậu nành, tre, mía,…Cấu trúc của loại vải này tương tự với Cotton, và có đặc tính nổi trội là mềm mịn, thoáng mát, không đàn hồi.
Vải Viscose có nguồn gốc từ châu Âu vào khoảng những năm 1800. Lúc này, sự đắt đỏ của tơ tằm đã thúc đẩy các nhà sản xuất phải tạo ra một loại vải mới với những đặc tính tương tự để phổ cập hơn với người tiêu dùng. Và đó là ngọn lửa nhen nhóm đầu tiên để Hilaire de Chardonnet sáng tạo ra một chất liệu với những đặc tính khá tương đồng với lụa tơ tằm. Qua những thí nghiệm được tiến hành sau đó, vải Viscose được ra đời.
Vải Viscose được ứng dụng phổ biến trong ngành dệt may. Bạn có thể bắt gặp sự xuất hiện của chất liệu này trong các sản phẩm như: đồ trượt tuyết, quần áo thun thường ngày, jacket, váy đầm, áo sơ mi,… Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để sản xuất vỏ bọc, giấy bóng kính, đồ trang trí nội thất,…
Phân loại vải Rayon
Để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, người ta chia vải Viscose thành những loại sau:
Vải Viscose thông thường:
Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Đặc tính dễ thấy của chúng chính là dễ bị co lại khi bị ướt. Muốn bảo quản vải Viscose cũng như những sản phẩm từ loại vải này, các bạn nên sử dụng phương pháp giặt khô thông thường hoặc mang ra những cửa hàng giặt chuyên nghiệp để giữ chất lượng tốt nhất cho vải.
Ứng dụng phổ biến của vải Viscose thường chính là sản xuất quần áo, đồng phục và các đồ trang trí nội thất trong nhà.
HWM Rayon:
HWM Rayon là một loại vải có khả năng thấm hút ưu việt và sở hữu đầy đủ các tính chất của vải Viscose thông thường. Điều đó đã giúp quá trình làm bóng và vệ sinh vải trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Đặc biệt hơn, với loại vải này, bạn có thể thoải mái lựa chọn phương pháp giặt mà không lo chất lượng vải bị ảnh hưởng.
Viscose có độ bền cao:
Ưu điểm của chất liệu này chính là độ bền cao và khả năng chịu lực lớn bởi chúng thường được tráng lên cao su hoặc hoặc chất hóa học để chống ẩm và ổn định kết cấu. Chính vì vậy, loại vải này thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như lốp xe, đai ô tô, các mặt hàng dệt may đòi hỏi khả năng chịu lực lớn,…
Ưu nhược điểm của xơ Visco
Ưu điểm:
- Thoáng khí và thấm hút cực tốt: Đây là một ưu điểm tuyệt vời của vải Viscose. Chính vì vậy, loại vải này là một sự lựa chọn tuyệt vời để may áo phông đồng phục, đồ thể thao, đồ hoạt động ngoài trời,…
- Mềm mại, không tích điện: Dù có độ dày nhất định, song vải Viscose vẫn rất mềm mại. Vào mùa đông, những chiếc áo làm từ loại vải này cũng không gây bám dính, giúp người mặc tránh được cảm giác khó chịu.
- Hạn chế được sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn:Cũng nhờ khả năng thoáng khí hiệu quả, kết cấu đặc và mỏng nên vải Viscose cũng hạn chế được tối đa vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Có khả năng phân hủy sinh học:Do được tạo nên từ chất liệu thiên nhiên dĩ nhiên loại vải này có khả năng phân hủy sinh học. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi và tái chế của chúng cũng cao nhiều so với các loại vải làm từ sợi tổng hợp như: Nylon, Polyester…
- Đề kháng vừa phải với axit: Đây là một ưu điểm mà hiếm loại vải nào có được. Nó sẽ giúp bạn an tâm hơn khi giặt khô hoặc sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
- Dễ nhuộm màu:Do được tổng hợp từ nhiều chất khác nhau nên vải Viscose rất dễ nhuộm màu. Đồng thời, màu sắc nhuộm cũng khá bền, ít phai.
- Dễ thiết kế:Do có độ mềm, mịn và bề mặt không quá láng nên loại vải này dễ thiết kế hơn nhiều so với các loại vải khác.
- Giá thành rẻ: Với những ưu điểm tuyệt vời bên trên, nhưng mức giá của vải Viscose lại rẻ hơn nhiều so với Cotton hay những loại sợi tự nhiên khác.
Nhược điểm:
- Gây mất cân bằng hệ sinh thái:Vì có nguyên liệu nền tảng từ gỗ nên việc sản xuất vải Viscose có thể gây nên hiện tượng phá rừng, thu hoạch trái phép. Ước tính, chỉ 30% lượng vải Viscose đã tàn phá rất nhiều khu rừng cổ xưa, khiến môi trường sống của nhiều sinh vật bị phá hủy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái.
- Dễ cháy:Do được làm từ bột gỗ nên vải Viscose rất dễ cháy. Đã vậy, khả năng chống mài mòn của vải cũng kém.
- Khá kỵ nước:Nước có thể phá vỡ cấu trúc của vải, chính vì vậy, người ta thường giặt khô với các sản phẩm từ loại vải này.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Vải Viscose là gì ?
=>> Hay còn được gọi là vải Rayon, là chất liệu được làm từ chất xơ của sợi Cellulose tổng hợp từ các loại cây như tre mía…
2. Nguồn gốc của vải Viscose từ đâu ?
=>> Vải có nguồn gốc từ Châu Âu và khoảng năm 1800.
3. Các loại vải Rayon ?
=>> Vải thường – HWM Rayon – Viscose cao cấp
4. Ưu điểm của Viscose ?
=>>Thoáng khí – mềm – khả năng tự phân hủy cao – dễ nhuộm màu – Giá thành rẻ
5. Nhược điểm của Viscose ?
=>> Dễ cháy – kỵ nước